PHÂN LUỒNG HẢI QUAN: ĐÔI ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

PHÂN LUỒNG HẢI QUAN: ĐÔI ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

1 Phân luồng hải quan là gì?

Phân luồng Hải quan được cho là một công cụ, thủ tục và hình thức hữu hiệu giúp cơ quan Hải Quan thực hiện việc giám sát, kiểm tra và quản lý hàng hóa ra và vào lãnh thổ Việt nam.

2 Có mấy loại luồng Hải quan?

Hệ thống sẽ tự động phân luồng căn cứ vào tờ khai Hải quan của bạn đã được truyền đi. Sẽ có 3 trường hợp mà bạn có thể được phân vào

  • Luồng xanh
  • Luồng vàng
  • Luồng đỏ

Từ đó bạn căn cứ vào từng trường hợp mà chuẩn bị các loại giấy tờ có liên quan.

3 Tờ khai luồng xanh

Đây là tín hiệu tốt cho bạn bởi tờ khai của bạn đã hợp lệ và được duyệt mà không cần phải kiểm tra thêm. Việc đơn giản mà bạn làm tiếp theo chính là nộp thuế và in tờ khai đã được duyệt, in tờ mã vạch từ website của Tổng Cục Hải quan rồi tới Hải quan Giám sát để tiến hành thêm một số thủ tục và lấy hàng về.

4 Tờ khai luồng vàng

Một số nguyên nhân mà hồ sơ của bạn bị rơi vào luồng vàng như sau:

Bộ hồ sơ còn có những điểm chưa hợp lý: Nếu bạn giải thích được rõ ràng cũng như đáp ứng được những yêu cầu bổ sung của Hải quan đưa ra thì hồ sơ của bạn sẽ được duyệt và sẽ được lấy hàng.

Bộ hồ sơ có thông tin thiếu chính xác, chưa đủ: Có thể bạn sẽ phải khai và truyền tờ khai Hải quan lại từ đầu, vì thế để giải quyết nhanh chóng nhất thì bạn nên cử thêm người tại văn phòng để giúp đỡ truyền lại tờ khai.

Bộ hồ sơ có nhiều mâu thuẫn: Hàng của bạn sẽ bị Hải quan chuyển sang chế độ kiểm tra trực tiếp (giống luồng đỏ) để tránh trường hợp khai báo gian lận. Từ đó thì hàng của bạn sẽ gặp nhiều rủi ro hàng không được phép nhập khẩu. Bởi vậy, bạn hãy chuẩn bị bộ hồ sơ Hải quan thật sự chu đáo và cẩn thận.

Nếu như tờ khai của bạn rơi vào luồng này thì cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ giấy của lô hàng nhập khẩu đó, cụ thể:

  • Giấy giới thiệu người đến làm thủ tục Hải quan của doanh nghiệp
  • Bản in tờ khai Hải quan
  • Bản chụp Hóa đơn thương mại (COmmercial Invoice)
  • Bản chụp vận đơn B/L (Bill of Lading) có dấu của doanh nghiệp và dấu của đơn vị vận chuyển
  • Bản chụp Hóa đơn cước vận chuyển (nếu giao hàng theo điều kiện FOB, Exwork,..)
  • Bản gốc Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O – Certificate of Origin)
  • Bản chụp các chứng từ khác như Chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality),….

Để phòng thì bạn có thể chuẩn bị thêm một số bản photo của một số loại giấy tờ khác mặc dù không yêu cầu như Sales Contract, Packing List,….

5 Tờ khai luồng đỏ

Với trường hợp này thì hàng của bạn đang có dấu hiệu vi phạm bắt buộc phải kiểm tra trực tiếp. Khâu này được gọi là Kiểm hóa bao gồm 2 phần:

  • Kiểm tra hồ sơ: Chuẩn bị bộ hồ sơ chứng từ
  • Kiểm tra hàng: Chuẩn bị thêm giấy giới thiệu, lệnh giao hàng còn hiệu lực.

Phía Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ của bạn trước để đưa ra các yêu cầu như bổ sung thêm thông tin hoặc truyền lại tờ khai tùy từng trường hợp cụ thể.

Sau đó sẽ là bước kiểm tra hàng. Dựa vào đánh giá của cơ quan Hải quan mà lô hàng sẽ được kiểm tra 5%, 10%,… Hàng hóa sẽ được kiểm tra thông qua máy soi hoặc kiểm nghiệm trực tiếp để đánh giá các sai lệch thực tế với khai báo như sai loại hàng, sai số lượng,… Tùy vào mức độ vi phạm mà doanh nghiệp của bạn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu như không có sai phạm thì lô hàng của bạn vẫn sẽ được Hải quan cho thông qua.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *